Kỷ lục mới của tiêm chủng vắc xin COVID-19: Trên 50.000 người Việt tiêm trong 1 ngày

Sáng 27/4/2021, Bộ Y tế cho biết có thêm hơn 50.000 người Việt Nam được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong hôm qua, lập nên kỷ lục mới về số người tiêm/ngày. Đến nay cả nước đã có gần 260.000 người được tiêm.

Thông tin tiêm chủng: Có thêm 50.104 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 26/04/2021

Tính đến 16 giờ ngày 26/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 259.736 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Chi tiết 50.104 người được tiêm tại 42 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 26/04/2021 như sau:

– Đợt 1: 1- Hà Nội: 46 người 2- Quảng Ninh: 84 người 3- Bộ Quốc phòng: 491 người

– Đợt 2: 1- Hà Nội: 9.051 người 2- Hải Phòng: 62 người 3- Nam Định: 313 người 4- Thanh Hoá: 1.696 người 5- Bắc Ninh: 1.379 người 6- Phú Thọ: 1.857 người 7- Hải Dương: 1.751 người 8- Hưng Yên: 1.073 người 9- Thái Nguyên: 750 người 10- Quảng Ninh: 895 người 11- Hoà Bình: 563 người 12- Nghệ An: 1.394 người 13- Hà Tĩnh: 382 người 14- Lai Châu: 354 người 15- Lạng Sơn: 288 người 16- Cao Bằng: 732 người 17- Yên Bái: 372 người 18- Lào Cai: 1.761 người 19- Sơn La: 72 người;

20- Điện Biên: 952 người 21- TT- Huế: 830 người 22- Tp. Đà Nẵng: 165 người 23- Bình Định: 1.300 người 24- Phú Yên: 907 người 25- Khánh Hòa: 892 người 26- Bình Thuận: 801 người 27- Ninh Thuận: 1.026 người 28- Kon Tum: 1.748 người 29- Gia Lai: 1.203 người 30- Đắc Lắc: 215 người;

31- Đắk Nông: 183 người 32- TP. Hồ Chí Minh: 6.269 người 33- Đồng Nai: 2.475 người 34- Tiền Giang: 58 người 35- Lâm Đồng: 376 người 36- Cần Thơ: 1.164 người 37- Sóc Trăng: 843 người 38- Vĩnh Long: 1.038 người 39- Đồng Tháp: 416 người 40- Bình Phước: 171 người 41- Cà Mau: 579 người 42- Bạc Liêu: 1.127 người.

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ y tế tham gia phòng chống dịch

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ- Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam đến nay Việt Nam đã tiêm cho gần 260.000 người, trong đó, tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 gặp khoảng 30%, thấp hơn báo cáo của châu Âu và nhà sản xuất.

Sau tiêm, các biểu hiện phản ứng là sốt, mệt mỏi, đau chỗ tiêm…Đây là các biểu hiện thường gặp và cũng là những phản ứng thông thường của cơ thể với tất cả các loại vaccine nói chung và vắc xin phòng COVID-19 nói riêng. Chỉ một số trường hợp xuất hiện phản ứng dị ứng với các mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ I, rất ít trường hợp ở mức độ II,III. Tất cả các trường hợp này đều được phát hiện kịp thời và xử trí theo đúng phác đồ của Bộ Y tế ban hành.

Đặc biệt, do khâu tổ chức tiêm chủng của chúng ta hết sức bài bản với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người đi tiêm, nên quy trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam khác hẳn so với các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả các nước phát triển, đó là tổ chức thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn, người tiêm được theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút, sau đó tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo, và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm…

Các bệnh viện thì luôn sẵn sàng, thường trực đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm.

Có thể nói, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới thực hiện quyết liệt đồng thời tất cả những biện pháp trong chương trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 như hiện nay. Chính sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống từ y tế cơ sở cho đến tuyến Trung ương, các ca có phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 vừa qua ở nước ta đều được xử lý theo đúng quy định và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu và các quốc gia sử dụng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cũng như các vắc xin phòng COVID-19 của các công ty khác, trong quá trình tiêm chủng tất cả các vắc xin đều gặp một tỷ lệ rất thấp (hiếm gặp) với 1-4 ca trên 1 triệu người tiêm có biểu hiện rối loạn đông máu khuyết khối, giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay chưa ghi nhận ca nào có biểu hiện rối loạn đông máu./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishKhmerVietnamese
0283.86.86.386